Tầng hầm là nơi được xây dựng ở dưới lòng đất, do vị trí đặc biệt nên kết cấu tầng hầm ngoài yêu cầu phải chịu lực được thì cần phải có độ chống thấm nhất định để đáp ứng các yêu cầu công năng do nhà thiết kế đặt ra. Tuy nhiên việc chống thấm cho tầng hầm hiệu quả và triệt để không hề đơn giản.Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống thấm, bài toán này được công ty Sơn Tinh giải quyết bởi quy trình chống thấm cho tầng hầm hiệu quả mà tốn ít chi phí bởi các sản phẩm của Quicseal đến từ Singapore.
Đầu tiên hãy tìm hiểu các nguyên nhân gây thấm tầng hầm
Nguyên nhân thứ nhất: phải kế đến thiết kế sơ sài, không đảm bảo được quy trình chống thấm. Thường trong bản hồ sơ thiết kế của các công trình, quy trình chống thấm thường không được nên rõ ràng, hầu hết ở đây là đổ bê tông xong mới chống thấm, chính vì vậy đa số các công trình phải xử lý chống thấm lại, việc này gây tốn kém cả về thời gian và tiền bạc, mang tính chất đối phó để có thể nghiệm thu chứ không hề xử lý triệt để.
Nguyên nhân thứ 2: Bê tông chất lượng kém gây ra độ rỗng và gây thấm dột. Bên cạnh đó, khi đổ bê tông ở các vị trí mạch ngừng và các khe co giãn, nhà thầu gây các lỗi nên các vị trí này sẽ bị thấm.
Nguyên nhân thứ 3: Khi đổ bê tông xong, các nhà thầu chọn các phương án giá rẻ cho việc chống thấm nên chất lượng thường không lâu dài, không đảm bảo, thực hiện xử lý chống thấm theo kiểu đối phó chắp vá là thấm chỗ nào chỉ làm chỗ đó.
Sau đây chúng tôi xin đưa ra quy trình, biện pháp chống thấm cho tầng hầm như sau:
1. Khu vực chống thấm (KVCT):
- KVCT là toàn bộ khu vực xuất hiện việc chảy nước hoặc ẩm …và phủ rộng ra xung quanh ít nhất 150 mm.
- Chống thấm trực tiếp trên nền Bê tông cốt thép rắn chắc, nên những khu vực bê tông bọng rỗng phải loại bỏ hoàn toàn.
- Phương án chống thấm cho tầng hầm là sự kết hợp giữa chống thấm bề mặt bằng vật liệu thẩm thấu (Vệ sinh băm, đục, cắt, mài lại bỏ vữa rơi rớt, bụi bẩn, tạp chất…, trám trét bằng vữa mác cao và quét 02 lớp chống thấm thẩm thấu gốc xi măng 01 thành phần) và chống thấm từ bên trong (bơm vật liệu Polyurethane, trương nở thể tích gấp 20 - 30 lần khi gặp nước và hàn kín bọng rỗng bên trong kết cấu)
2. Phương án chống thấm:
- Vật liệu thi công:
+ Quicseal 111: vật liệu gốc xi măng 01 thành phần, kết tinh thẩm thấu, xuất xứ Singapore.
+ Quicseal 516: vữa đông kết nhanh, chặn nước tức thời, xuất xứ Singapore.
+ Quicseal 608: phụ gia latex tăng cường khả năng bám dính và chống thấm, xuất xứ Singapore.
+ Quicseal 510: vữa mác cao không co ngót, tự san phẳng, xuất xứ Singapore.
+ PU 996: nhựa Polyurethane trương nở khi gặp nước, xuất xứ Đài loan.
- Dụng cụ thi công: Búa ký, búa chém, đục nhọn, dẹp, máy trộn tốc độ chậm, máy đục, máy khoan, chổi, dây điện, máy bơm cao áp 400kg/cm2 …..
3. Trình tự thi công:
3.1. Vệ sinh:
- Kiểm tra, đục, băm, mài, cắt... lọai bỏ lớp mảng bám, vữa tô, bêtông yếu, lớp bêtông rỗng, lớp bề mặt bong tróc, hoặc tạp chất như sắt, coffa…lẫn bên trong kết cấu ( nếu có )… cho đến nền BTCT rắn chắn.
3.2. Trám trét, khoan, neo:
- Trám trét cho liền lạc bề mặt KVCT bằng 01 lớp vữa ximăng cát mát cao có trộn phụ gia Quicseal 111 tạo bề mặt KVCT liền lạc, rắn chắc…
- Ở những Khu vực ẩm dùng vữa đông kết nhanh Quicseal 516 xử lí khô nước, chặn nước tức thời.
- Các bọng rỗng, sâu… ghép coffa và rót đầy bằng vữa không co ngót Quicseal 510.
- Ở những vị trí chảy nước nhiều, khoan đặt các van thoát nước.
3.3. Quét chống thấm:
- Quét 02 lớp Quicseal 111 cho toàn bộ bề mặt KVCT và phủ rộng ra khỏi phạm vi thấm từ 10 đến 15 cm, định mức 2.0kg/m2/2 lớp, chờ khô.
3.4. Bơm PU:
- Khoan đặt các van 1 chiều với khoảng cách từ 15-20cm tại vị trí rò rỉ.
- Dùng máy bơm cao áp (400kg/cm2) bơm nhựa PU 996 vào các van 1 chiều, nhựa khi gặp nước sẽ trương nở ra 20 – 30 lần và dưới áp lực cao sẽ thẩm thấu vào các khe rỗng li ti và hàn kín lại toàn bộ bọng rỗng bên trong.
3.5. Nghiệm thu:
- Kiểm tra theo dõi 24 giờ, vệ sinh, đập bỏ các van 1 chiều, trám trét liền lạc lại, nghiệm thu.