Mô tả
ST25 POLYUREA là nhựa polyurea hai thành phần bao gồm các hợp chất MDI polyisocyanate, Polyether Polyol và Amin Polyether …được trộn chung bằng cách phun bởi thiết bị chuyên dụng, trong điều kiện nhiệt độ và áp suất nhất định sản phẩm sẽ bị đông đặc ngay lập tức để tạo thành màng chống thấm.
Ưu điểm:
• Đóng rắn trong 10 giây và có thể đi lại trên bề mặt sau 10 phút.
• Không nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm trong xây dựng.
• Hàm lượng chất rắn cao, không có hàm lượng bay hơi VOC và thân thiện với môi trường.
• Khả năng bám dính mạnh mẽ với bê tông, thép và các lớp nền khác.
• Đạt được độ dày thiết kế trong một lần thi công.
Ứng dụng:
• Chống thấm cho các công trình và cảnh quan: đường hầm, đường sắt cao tốc, mái nhà, tầng hầm, sân vận động và khán đài, lối đi dành cho người đi bộ...
• Chống thấm và chống ăn mòn bên trong và bên ngoài thành ống.
• Chống thấm và chống mài mòn: công trình trên biển, sàn mái công nghiệp, sân thể thao, phim trường...
Thi công lớp lót (nếu cần thiết):
ST20 Polyurethane Primer thường được sử dụng làm lớp sơn lót. Sơn lót sẽ được phun hoặc sơn trên lớp nền đủ tiêu chuẩn. Lớp phủ ST25 POLYUREA sẽ được sơn ngay sau khi bề mặt lớp sơn lót khô.
Sơn lót có vai trò chính là để cô lập không khí và hơi ẩm trong nền bê tông hạn chế sự sủi bọt
hoặc rỗ bền mặt khi thi công lớp phủ ST25 POLYUREA. Và cải thiện khả năng kết dính giữa lớp phủ ST25 POLYUREA với nền bê tông, cũng như tăng cường bảo vệ.
Thi công lớp phủ
Việc thi công ST25 POLYUREA phải được thực hiện bằng thiết bị phun đặc biệt. Lớp phủ chống thấm ST25 POLYUREA được trộn từ thành phần A và thành phần B. Trong ứng dụng thực tế, cần phải trộn hai thành phần theo hướng dẫn và sai số đo lường của mỗi thành phần không được lớn hơn 2%. Thiết bị phun có khả năng định lượng, trộn và gia nhiệt tự động. Trước khi phun, thiết bị phải được thiết lập thông số, và quá trình phun phải được thực hiện theo thiết bị yêu cầu.
Lớp chống thấm ST25 POLYUREA bổ sung sẽ được thi công tại các đường ống, cống rãnh, các góc bên trong và bên ngoài, cửa vào và cửa ra, và các vị trí có nguy cơ rủi ro. Lớp sơn phủ có độ dày không nhỏ hơn 1 mm. Chiều rộng đề nghị của lớp gia cố là 500mm. Nếu cần thiết, có thể áp dụng lớp gia cố lưới sợi thủy tinh.
Phun chống thấm diện tích rộng
Lớp phủ chống thấm ST25 POLYUREA sẽ được phun 2 giờ sau khi sơn lớp lót nền, và hoàn thành trong 22 giờ. Thành phần A và thành phần B phải được khuấy trộn riêng biệt bằng máy khuấy khí nén, và sau đó được cung cấp cho súng phun bằng bơm định lượng. Sau khi trộn nhanh, lớp phủ sẽ được phun lên bề mặt cần chống thấm. Lớp phủ ST25 POLYUREA sẽ được phun trong khi trộn, và tuyệt đối không được thêm chất làm loãng.
Độ dày lớp phủ phải lớn hơn 1,2 - 1,3mm, tránh bỏ sót và bị đọng lại. Lớp phủ sẽ được phun đều. Để đảm bảo chất lượng của lớp chống thấm, lớp phủ phải được phun hai lần, với độ dày của mỗi lớp xấp xỉ 0,6mm. Khoảng thời gian giữa hai quá trình phun phải được giảm thiểu đến mức khả thi.
Trong khi phun, súng phun phải vuông góc với bề mặt cần chống thấm. Luôn giữ khoảng cách và tốc độ di chuyển súng phun phù hợp. Các hoạt động phun phải tuân theo trình tự từ vị trí khó thi công rồi đến vị trí dễ thi công, khu vực ở trên rồi đến khu vực ở dưới.
Một lớp phủ phải được tạo thành nhiều lần, và lớp phủ phải được phun theo hình chữ thập, cho đến khi đạt được độ dày yêu cầu.
Phun lớp phủ hoàn thiện Aliphatic (nếu cần thiết)
Thiết bị phun đặc biệt được sử dụng và các hoạt động phun phải được thực hiện theo yêu cầu thiết bị, với độ dày của lớp phủ hoàn thiện đạt 0,2 - 0,3mm, tránh thiếu sót và bị đọng lại. Lớp phủ hoàn thiện phải được sơn đều để có hiệu suất bịt kín tốt nhất và để cải thiện độ bền của lớp chống thấm.
Lớp phủ hoàn thiện phải được bảo vệ trong vòng 24 giờ sau khi thi công.
Đóng gói
Quy cách : Thành phần A và B đóng trong phi 200 Lít
Bảo quản : Nơi khô ráo, thoáng mát
Hạn sử dụng : 12 tháng với điều kiện thùng chưa mở nắp
Chỉ tiêu |
Tiêu chuẩn
(GB/T23446-2009) |
Thực tế |
Hàm lượng chất rắn (%) |
>96 |
100 |
Thời gian Gel hoá (s) |
<45 |
|
Thời gian khô bề mặt (s) |
<120 |
|
Độ bền kéo (MPa) |
>14 |
22 |
Độ giãn dài khi đứt (%) |
>300 |
450 |
Độ bền xé (N/mm) |
>40 |
50 |
Linh hoạt ở nhiệt độ thấp (oC) |
<-35 |
-40 |
||
Khả năng chịu nước dưới áp lực 0,4MPa trong 2h |
Không thấm |
|||
Tỷ lệ giãn nở và co ngót nhiệt (%) |
<1.0 |
|||
Giãn nở |
<1.0 |
|||
Co ngót |
|
|||
Cường độ bám dính (MPa) |
>2 |
2.5 |
||
Sự hấp thụ nước (%) |
<5.0 |
|||
Trong môi trường nhiễm muối: |
|
|
||
Độ bền kéo (%) |
80 – 150 |
80 – 150 |
||
Độ giãn dài khi đứt (%) |
250 |
400 |
||
Linh hoạt ở nhiệt độ thấp (oC) |
-30 |
-35 |
||
Trong môi trường khí thải lâu dài |
|
|
||
Độ bền kéo (%) |
80 – 150 |
80 – 150 |
||
Độ giãn dài khi đứt (%) |
250 |
400 |
||
Linh hoạt ở nhiệt độ thấp (oC) |
-30 |
-35 |